Trong lần đầu đi Xuyên Việt , mình có tá túc tại nhà chị Hiền
- Anh Lý ở Bến Tre ( chuyện mình quen
anh chị cũng quả là may mắn - có dịp mình xin kể chi tiết sau …). Anh chị Hiền –
Lý kinh doanh thiết bị điện tử vi tính ở Bến Tre. Tuy hồi ấy mình vào thì anh
chị mới chỉ có một cửa hàng nho nhỏ ngay đầu thành phố Bến Tre nhưng với mỗi
quan hệ và đầu óc kinh doanh của anh chị mà gần như giá cả các mặt hàng của của
hàng anh chị luôn có giá cạnh tranh hơn so với mặt hàng của các của hàng khác
trong khu vực, các mặt hàng thi luôn cập nhật theo xu thế của thị trường và gần
như trở thành một trong những đầu mỗi cung cấp hàng bán sỉ ( theo ngôn ngữ miền
Nam ) hay bán buôn ( theo ngôn ngữ người miền Bắc) cho các đại lý nhỏ và các
khách hàng cần lượng hàng lớn trên địa bàn Bến Tre, có những người phóng xe 50 –
60 km từ dưới các huyện để lên tận của hàng anh chi để mua mặc dù gần đó cũng
có khá nhiều của hàng.
Lần đó, khi ở chơi nhà anh chị tôi có tình cờ nghe được một
câu chuyện về một vị khách hàng khá tiềm năng trong vùng – Ông này có nghe nói
là đã đi hỏi giá ở khá nhiều nơi trong đó có một chỗ là địa lý phân phối của của hàng Anh chị Lý – Hiền. Trước
lúc ông này đến thì đại lý kia cũng hỏi anh Lý thông tin về đơn hàng này và tất
nhiên thì đại lý bao giờ cũng được giá ưu đãi và tất nhiên kinh doanh bao giờ
cũng cần phải có lợi nhuận vì giá họ bán
thì bao gồm cả phí lắp đặt, bảo hành, bảo trì … Xong rồi vị khách này khi đến của
hàng anh Lý hỏi thì có lẽ anh Lý cũng đoán ra là khách đi hỏi giá
Tuy khách hàng đó khá tiềm năng nhưng sản phẩm
đó nếu mà lấy giá bán buôn thì rẻ sẽ hơn nhiều so với giá đại lý nhưng anh Lý vẫn
báo giá cao hơn giá bán của đại lý con cho khách – Chắc các bạn hỏi vì lẽ j phải
ko ?
Lúc đầu mình cũng
ko để ý lắm – nhưng đến khi khách về ngồi nói chuyện với Anh Lý mình mới hiểu vấn
đề. Thực lòng, là người kinh doanh ai cũng muốn bán được hàng nhưng bán được
hàng cũng cần phải có phương pháp – là một người bán buôn thì cần phải ủng hộ đại
lý của mình hết lòng vì mình muốn tồn tại được thì phải nhờ một phần vào các đại
lý con của mình… Tuy anh ấy biết khách hàng ấy khá tiềm năng và biết mình có khả
năng bán với giá rẻ hơn để lấy khách của đại lý con kia nhưng nếu bán cho khách
thì anh Lý sẽ phải tự đi thi công toàn bộ phòng máy đó – chi phí công sức bỏ ra,
thời gian, rồi còn chi phí bảo dưỡng sau này… mà lợi nhuận tuy có thể nhiều hơn
một chút nhưng công sức bỏ ra cũng nhiều chẳng kém mà trên hết đó là việc đại
lý con kia biết là mất khách hàng vào
tay kẻ bán buôn thì tự nhiên vô hình chung người bán buôn lại đang tự cắt đường
sống của mình. Chính vì thế, tại sao mà anh Lý lại chọn việc chấp nhận đẩy giá
cao lên – chấp nhận mất vị khách đó …
Thiết nghĩ dù trong kinh doanh nào việc liên kết
chặt chẽ giữa người bán buôn và người bán lẻ hợp tác cùng phát triển là một điều
hết sức quan trong… Việc giữ chứ Tín trong hơp tác làm ăn không vì mỗi lợi trước
mắt mà bỏ quên tình nghĩa lâu bền – mỗi liên kết giữa người làm bán buôn và bán
lẻ là vô cùng quan trong…
Sau khi khách đi về thì hình như ông bán buôn và ông bán lẻ
cũng đã có sự trao đổi qua lạị về vị khách tiềm năng kia… - điều đó cũng là một
cách để cho đại lý biết mình nhà bán buôn luôn ủng hộ các đại lý của mình – Điều
đó vô hình chung tạo ra một sự tin tưởng và gắn kết vô hình giữa người bán buôn
và kẻ bán lẻ.
Có lẽ nhờ vào phương pháp kinh doanh luôn giữ chữ Tín với
khách hàng và đối tác này mà mới có một năm quay lại anh chị đã mở được một của hàng khang trang to đẹp hơn rất
nhiều lượng khách hàng cũng nhiều hơn…